Kết quả tìm kiếm cho "Tết Chol Chnam Thmay năm 2024"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 68
Phương châm “Láng giềng tốt đẹp - Hữu nghị truyền thống - Hợp tác toàn diện - Bền vững lâu dài” của Nhân dân 2 nước Việt Nam - Campuchia được cụ thể hóa đến cấp huyện, xã giáp biên. Điển hình là tình cảm keo sơn giữa TP. Châu Đốc và huyện Bourei Cholsar (tỉnh Takeo).
Sáng 11/4, Tỉnh đoàn tổ chức Họp mặt sinh viên Campuchia, Lào đang học tập tại An Giang và cán bộ Đoàn - Hội - Đội người dân tộc thiểu số Khmer nhân Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay và Bunpimay năm 2025.
Thời gian qua, tỉnh An Giang và Takeo (Vương quốc Campuchia) đã phối hợp triển khai các hoạt động hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đạt kết quả tích cực. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hợp tác giữa 2 tỉnh theo phương châm “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”.
Sáng 9/4, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang làm trưởng đoàn công tác Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh đến thăm, chúc mừng, tặng quà nhân dịp Tết Chol Chnam Thmay 2025 tại 2 chùa Khmer Nam tông TX. Tịnh Biên. Cùng đi có Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh; lãnh đạo sở, ban, ngành, đơn vị; Thường trực Thị ủy, UBND TX. Tịnh Biên.
Tỉnh An Giang có 5 huyện, thị xã, thành phố tiếp giáp 2 tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia. Đặc thù này yêu cầu công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại biên phòng cần được thực hiện chặt chẽ, hiệu quả, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh.
Ngày 8/4, tại tỉnh Takeo đã diễn ra Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả hợp tác năm 2024 và đề ra phương hướng thực hiện 6 tháng đầu năm 2025 giữa tỉnh An Giang (Việt Nam) và tỉnh Takeo (Vương quốc Campuchia). Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng và Tỉnh trưởng tỉnh Takeo Vei Samnang đồng chủ trì hội nghị. Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, sở ngành cùng tham dự.
Tri Tôn là huyện có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch, với những nét độc đáo về vị trí địa lý, văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh… Để những tiềm năng đó được “đánh thức” và phát huy giá trị vốn có, chính quyền địa phương đang triển khai nhiều giải pháp để phát triển hạ tầng, loại hình, sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách.
Tri Tôn là điểm đến ấn tượng trong hành trình tham quan của du khách khi đến An Giang, nhờ phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những “địa chỉ đỏ” nuôi dưỡng tinh thần dân tộc, con người thân thiện, nét văn hóa đồng bào dân tộc Khmer độc đáo… Phát huy tiềm năng, thế mạnh, huyện Tri Tôn đã có những định hướng phát triển du lịch (DL) rất cụ thể.
Chiều 6/1, UBMTTQVN huyện Tri Tôn tổ chức hội nghị tổng kết công tác mặt trận năm 2024, triển khai chương trình phối hợp thống nhất hành động năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBMTTQVN tỉnh An Giang Bùi Văn Tặng đến dự và chỉ đạo hội nghị.
Trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer ở vùng Bảy Núi An Giang lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống đặc trưng. Trong đó, có phương pháp làm món bánh kà-tum – loại bánh mang ý nghĩa tốt đẹp, gửi gắm niềm mong cầu của đồng bào Khmer về cuộc sống đủ đầy.
Dân số toàn tỉnh An Giang hơn 1,9 triệu người, trong đó 97.556 người của 28 dân tộc thiểu số, chiếm hơn 5% dân số. Các dân tộc thiểu số sống đan xen, đoàn kết, gắn bó với đồng bào Kinh; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. Những năm qua, tỉnh tập trung chăm lo đời sống kinh tế, văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Qua đó, động viên cộng đồng tích cực tham gia kiến thiết quê hương, vì một An Giang đoàn kết, phát triển!
Với những chính sách đúng đắn và nỗ lực không ngừng, An Giang đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác dân tộc thời gian qua. Qua trao đổi với Trưởng ban Dân tộc tỉnh An Giang Nguyễn Phú, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về những nỗ lực của tỉnh trong mục tiêu xây dựng một cộng đồng dân tộc thiểu số đoàn kết, thịnh vượng.